Tin tức

Có phải tắm bồn luôn tốt?

Ngày đăng: 17/08/2017 15:50 Chiều

Những lưu ý cho mọi người trước khi tắm bồn

Tắm bồn mang lại rất nhiều lợi ích đối với cơ thể và tinh thần của bạn. Nhưng không phải lúc nào và với ai, tắm bồn cũng tốt. Nofer Việt Nam xin đưa ra một vài lưu ý về những trường hợp không nên tắm bồn.

Những ai không nên tắm bồn?

Những bệnh nhân đái tháo đường, xơ cứng rải rác được khuyến cáo không nên tắm bồn. Người có tiền sử động kinh, người già, trẻ nhỏ cũng không nên tắm bồn vì lý do an toàn.

Những người có huyết áp quá thấp hoặc quá cao nên hạn chế tắm bồn. Ngâm mình trong nước sẽ làm thay đổi huyết áp của cơ thể. Những người có huyết áp không ổn định có thể gặp nguy hiểm khi ngâm mình trong bồn tắm. Nhiều bác sĩ ghi nhận, bệnh nhân cao huyết áp sẽ bị choáng váng, hoa mắt và ngất khi ngâm mình trong bồn nước nóng. Đặc biệt nếu thời gian ngâm kéo dài từ 30 phút trở lên.

Và phụ nữ có thai, sau sinh cũng không nên tắm bồn. Nếu có phải hết sức cẩn thận, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Hãy cân nhắc một số lưu ý sau. Nhiệt độ nước vừa đủ ấm. Vì nước quá nóng có thể khiến thai nhi mắc phải một số dị tật bẩm sinh về não. Không ngâm trong bồn tắm lâu hơn 10 phút mỗi lần tắm. Hãy đảm bảo độ sạch của nguồn nước xả vào bồn tắm, cố gắng giữ độ pH từ 7,2 đến 7,8.

Phụ nữ mới sinh xong và phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt không được tắm bồn. Theo quan niệm của đông y, phụ nữ mới sinh và đang trong thời kỳ kinh nguyệt có khí dương trong người yếu. Nếu tiếp xúc nhiều với nước sẽ khiến khí âm xâm nhập cơ thể, từ đó sinh ra bệnh tật. Theo quan niệm tây y, thời kỳ này, sức đề kháng của cơ thể rất yếu. Nên bất kỳ sự tiếp xúc với môi trường ẩm ướt nào cũng khiến vi khuẩn có hại phát triển, gây bất lợi đối với sức khỏe.

Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ có thai không nên tắm bồn.

Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ có thai không nên tắm bồn.

Khi nào không nên tắm bồn?

Không nên tắm bồn vào ban đêm. Sau 22h đêm, cơ thể chúng ta bước vào giai đoạn nghỉ ngơi, một số cơ quan giảm cường độ hoạt động. Tắm bồn lúc này kích thích các cơ quan hoạt động. Bạn cảm thấy tỉnh táo hơn sau khi tắm. Nhưng thực tế, cơ thể lại đang vận hành ngược đồng hồ sinh học. Không ít những trường hợp đột tử chỉ vì tắm bồn vào ban đêm.

Không tắm bồn khi vừa ăn xong. Lúc này, cơ thể đang tập trung năng lượng cho quá trình tiêu hóa. Tắm bồn làm cho các cơ quan khác chia sẻ năng lượng với hệ tiêu hóa. Bạn hiểu rằng lúc đó, hệ tiêu hóa của bạn sẽ hoạt động thế nào rồi nhé.

Người bị sốt, cảm không nên tắm bồn. Ngâm nước trong tình trạng sức khỏe có vấn đề là một hành động nguy hiểm. Người bị sốt tức nhiệt độ cơ thể đã cao hơn mức bình thường. Khi ngâm mình trong nước, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng thêm một khoảng nữa. Nhiệt độ cao sẽ phá hủy các tế bào trong cơ thể.

Không tắm bồn thường xuyên vào mùa đông. “Ở quá sạch” vào mùa đông khiến da bị mất lớp dầu và vi khuẩn bảo vệ ngoài da. Biểu bì của da sẽ bị tổn thương, bạn có thể gặp các vấn đề về da như mẩn ngứa, nhiễm khuẩn, da khô nứt nẻ.

Những cái “Không” khác

Không tắm quá lâu. Trung bình, chỉ nên tắm từ 20 – 30 phút. Ngâm mình trong bồn tắm càng lâu, cơ thể càng mất nước. Khi đó, tắm bồn không những không giúp bạn khỏe lên mà làm bạn mệt mỏi hơn.

Không quên uống bổ sung nước sau khi tắm bồn. Đặc biệt là phái đẹp, nếu không bổ sung nước, da bạn sẽ nhanh chóng bị khô sau một thời gian ngâm nước nóng.

Không tắm nước quá nóng. Nhiệt độ cao sẽ phá hủy những tế bào trên da, nở lỗ chân lông. Thúc đẩy quá trình lão hóa của da diễn ra nhanh hơn.

Không tùy tiện pha các loại tinh dầu, viên tạo màu sắc (bath tablets) hay mỹ phẩm dưỡng da vào nước tắm. Hãy chắc chắn bạn không bị dị ứng với chúng. Và đảm bảo sử dụng một lượng vừa phải, không quá nhiều.

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm những cách tốt hơn để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Nofer Việt Nam hân hạnh chia sẻ cùng những vấn đề của bạn.

Đánh giá bài viết