Phòng tắm vách kính đang dần trở thành sản phẩm thiết yếu trong căn nhà của mỗi gia đình. Tuy nhiên, qua quá trình sử dụng, kính phòng tắm sẽ phát sinh một vài rắc rối cho gia chủ. Vậy vách kính phòng tắm thường gặp phải những vấn đề gì? Từ đâu phát sinh những vấn đề đó? Cách nào phòng tránh và khắc phục những điều không mong muốn đối với vách kính phòng tắm? Hãy cùng Nofer Việt Nam tìm hiểu về các vấn đề trên qua bài viết dưới đây.
Thông thường, sau 6 tháng đến 1 năm sử dụng, vách kính phòng tắm sẽ bị mờ hoặc bám bẩn. Việc này gây bất tiện cho người sử dụng. Đồng thời, vách kính bị mờ cũng làm giảm tính thẩm mỹ của không gian phòng tắm trong gia đình bạn.
Kính (thủy tinh) là một chất rắn không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định, có gốc silicat (thành phần chính cấu tạo nên kính). Thủy tinh thường được pha thêm một số tạp chất để có tính chất mong muốn như tăng độ bền, độ cứng, độ dẻo dai… Tinh thể kính có độ cứng tương đối, dễ vỡ, khó mài mòn, khá trơ với phản ứng hóa học, không có hoạt động sinh học. Tuy nhiên, trong môi trường nóng, ẩm ướt, kính vẫn bị ăn mòn bởi các chất kiềm mạnh, bám bẩn do các ô nhiễm hóa học sau một thời gian dài sử dụng.
Các hóa chất có độ kiềm cao (độ pH dao động từ 10 – 13,5) như xà phòng, amoniac dùng trong gia đình, chất tẩy rửa và thuốc giặt quần áo luôn tồn tại trong nhà tắm. Những cặn bẩn của dung dịch này làm sẽ tạo nên lớp màng mờ bám trên bề mặt kính trong phòng tắm.
Nhà tắm luôn là nơi có nhiều nước, nóng, ẩm ướt. Bạn không thể sống mà ngưng tắm trong một thời gian dài đúng không nào? Trong môi trường nước nóng lâu ngày, kính sẽ hấp thụ một lượng ẩm nhất định trên bề mặt, tạo thành hiện tượng tụ sương. Khi đó, các ion sodium trong kính sẽ kết hợp với các nguyên tử hydro trong nước tạo thành hợp chất có độ kiềm cao, ăn mòn kính.
Chất lượng nước cũng có thể là nguyên nhân gây mờ kính phòng tắm. Những nguồn nước có hàm lượng Calci cao sẽ gây ra một lớp cặn bám dai dẳng trên bề mặt kính. Hoặc đơn giản chỉ là những lớp bụi bẩn lâu ngày không được lau chùi sạch sẽ.
Hãy luôn tuân thủ phương châm “của bền tại người”. Đừng mơ mộng về những tấm kính sạch không mảng bám trong những căn nhà cổ kính, những công trình hàng trăm năm tuổi. Thực tế chỉ sau vài tháng sử dụng, vách kính phòng tắm nhà bạn đã bị mờ và nếu bạn không khắc phục sớm thì bạn sẽ phải thay kính. Vậy thì bạn hãy thường xuyên lau chùi kính bằng vải mềm, sạch hoặc giấy mềm sau khi tắm xong để loại bỏ các bụi bẩn, lớp sương mờ. Hãy cố gắng giữ cho kính trong phòng tắm ở tình trạng khô ráo, sạch sẽ.
Sử dụng các dung dịch có hàm lượng chất tẩy rửa thấp để vệ sinh vách kính phòng tắm. Bề mặt kính vốn trơn và không dễ bám bẩn. Vì thế, đối với những vết bẩn mới, mỏng, bạn không cần sử dụng các chất tẩy mạnh. Những chất tẩy mà vừa có tính bào mòn cao vừa độc hại với cơ thể con người.
Kem đánh răng là một chất tẩy tốt khi xử lý bề mặt kính bị đen. Bôi một ít kem đánh răng lên miếng vải mềm, mịn, sạch để lau. Đối với những vết bẩn lâu ngày, có thể sử dụng dầu hỏa hoặc rượu trắng để lau chùi. Kính sẽ sáng lại như mới.
Sử dụng các hỗn hợp có tính axit nhẹ như chanh, dấm để vệ sinh kính khi kính mới bị ố, mờ, bám bẩn. Bạn có thể làm ướt kính, dùng nước cốt chanh (dấm) chà xát lên bề mặt kính từ 10 – 15 phút, sau đó rửa lại với nước sạch, lau khô kính. Bạn sẽ thấy ngay một sự khác biệt.
Đó là những cách dễ dàng, hiệu quả để giữ cho vách kính phòng tắm được khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh. Đảm bảo cho không gian phòng tắm của gia đình bạn luôn thông thoáng, có thẩm mỹ. Nofer Việt Nam hân hạnh chia sẻ cùng những vấn đề của bạn.